kimchinam
Khi còn là sinh viên, việc tích lũy kinh nghiệm là rất quan trọng để chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai. Sinh viên có thể tận dụng các cơ hội như thực tập, làm việc bán thời gian, hoặc tham gia vào các dự án nghiên cứu và câu lạc bộ chuyên ngành để trang bị cho mình những kỹ năng thực tế và hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực mình theo đuổi. Những trải nghiệm này không chỉ giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp mà còn rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, và giao tiếp hiệu quả. Ngoài ra, việc tham gia các hoạt động ngoại khóa và tình nguyện cũng giúp sinh viên phát triển phẩm chất lãnh đạo và kỹ năng quản lý thời gian. Tích lũy kinh nghiệm từ sớm không chỉ làm nổi bật hồ sơ xin việc của sinh viên mà còn giúp họ tự tin hơn khi bước vào thị trường lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Kĩ thuật tích lũy kinh nghiệm làm việc khi còn là sinh viên

Bạn là sinh viên và vô cùng háo hức đến ngày nộp CV vào các tổ chức doanh nghiệp. Thế nhưng, bạn cũng cảm thấy hồi hộp và áp lực vì chưa từng có kinh nghiệm tích lũy nào trong suốt 4 năm đại học.

Trên thực tế, những kinh nghiệm bạn có được từ thời sinh viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hình con đường sự nghiệp sau này của bạn. Với tinh thần tích cực học hỏi và cố gắng trau dồi, bạn sẽ sớm nhận lại thành quả xứng đáng, cũng như để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng về sau

Kinh nghiệm làm việc là gì?

Kinh nghiệm làm việc chính là toàn bộ những điều bạn gom góp và tích lũy có được trong quá trình thực hiện công việc đó. Công việc được giao sẽ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm, và kinh nghiệm ấy sẽ giúp bạn giải quyết công việc được giao một cách tốt hơn.

Có thể nói, kinh nghiệm làm việc là mối liên kết chặt chẽ giữa ba yếu tố: Tư Duy, Công cụ và Vấn Đề.

  • Tư duy: Đây chính là khả năng phát triển về mặt nhận thức. Tư duy được hình thành và rèn giũa khi bạn cọ xát với cuộc sống, với công việc.
  • Công cụ: Thường được nói đến như những mô hình, khung làm việc, phần mềm,… bổ trợ công việc của bạn. Chúng giúp công việc của bạn được thao tác nhanh gọn và dễ dàng hơn.
  • Vấn đề: Đừng nghĩ vấn đề là rào cản, mà chính là tiền để để bạn tích lũy thêm kinh nghiệm của mình. 

     

Tại sao bạn cần tích lũy kinh nghiệm làm việc ngay từ thời sinh viên?

1. Chứng minh về nỗ lực và năng lực của bạn

Kinh nghiệm của bạn có thể giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy nhiều hơn về khả năng hoàn thành nhiệm vụ của bạn. Thay vì chỉ liệt kê các kỹ năng trong CV, bạn có thể nêu chi tiết kinh nghiệm của mình trong suốt 4 năm đại học (trong học tập, khi tham gia các hoạt động ngoại khóa, khi thực tập,…) để cho thấy cách bạn đưa những kỹ năng của mình vào công việc, hoạt động đó như thế nào và làm tốt ra sao.

2. Thể hiện cam kết muốn cải thiện bản thân

Những tháng năm đại học sẽ ghi dấu quá trình phát triển của bạn cả về mặt nhận thức lẫn kỹ năng. Chính vì thế, bạn cần tích lũy kinh nghiệm trong từng hoạt động nhỏ nhất để thể hiện cam kết của chính mình trong việc cải thiện và phát triển bản thân.

Là một người cầu tiến, không ngừng học hỏi và luôn cố gắng tìm cách để bản thân tốt hơn mỗi ngày là những phẩm chất nền mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ cần từ ứng viên đấy!

3. Chứng tỏ sự chuẩn bị của bạn dành cho công việc

Việc tích lũy kinh nghiệm trong thời gian đại học cho thấy bạn hiểu công việc này đang đòi hỏi những năng lực và kỹ năng nào. 

Không những thế, kinh nghiệm của bạn còn chứng tỏ bạn đã làm việc rất chăm chỉ để thực hiện tốt chúng. Cuối cùng, nó cho thấy khát khao muốn có công việc và cách mà bạn đã thực hiện để nắm giữ nó trong tay.

4. Trở nên nổi bật so với các ứng cử viên khác

Sẽ có rất nhiều ứng viên cạnh tranh với bạn ở cùng vị trí đó. Song không phải ứng viên nào cũng đã tích lũy kinh nghiệm sẵn sàng từ thời đại học. 

Điều này sẽ giúp bạn trở thành một ngôi sao sáng, một ứng viên hết sức nổi bật để dễ dàng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

5. Giúp bạn xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp

Tưởng chừng không liên quan, nhưng tích lũy kinh nghiệm thường đồng nghĩa với việc làm việc liên đới đến những ngành nghề mà bạn muốn gắn bó trong tương lai. Điều này giúp bạn dễ dàng gặp gỡ và tương tác với các chuyên gia trong lĩnh vực ấy.

BẠN CẦN HỖ TRỢ TÌM HIỂU VỀ NGÀNH, CHƯƠNG TRÌNH HỌC, HỆ HỌC thì hãy bấm vào đây

https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfTIaNfFpMfwF-D1Crp0alkSt01xoF68i1OE9ZLELd7jbGrgw/viewform

Hỗ trợ viên

0962880789 [email protected]